Thí sinh teen nhặt được vòng vàng rơi, trả người bị mất

Đang vội đi thi tốt nghiệp, nhặt được của rơi nhưng teen không tham lam, tư lợi…

Trong khi chờ đợi những phản hồi đầu tiên của ngày thi thứ 2, bạn có muốn đón xem thông tin ý nghĩa từ Kỳ thi Tốt nghiệp?

Bạn Trần Thị Hương (19 tuổi) và Trần Thị Thảo (18 tuổi, đều là người dân tộc Cor cùng trú xã vùng cao Trà Kót, H.Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam – ảnh) là thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT đợt này, đã bàn giao gần 11 triệu đồng, 1 chiếc vòng tay bằng vàng 24K và một đôi bông tai bằng vàng tây cho Công an H.Bắc Trà My nhờ trả lại cho người đánh mất.

Tối 31.5, khi đi qua khu vực ngã tư Bưu điện huyện, hai em tình cờ nhặt được một túi xách bên trong có số tài sản …

Nở rộ dịch vụ quảng cáo học hè

Đi họp phụ huynh cho con, chị Linh, 32 tuổi, ở quận Tây Hồ (Hà Nội) hoa mắt bởi nhận được một lúc 15 tờ rơi quảng cáo đủ các môn học thêm hè.

Nắm bắt được nhu cầu của các bậc phụ huynh thường không có thời gian quản con vào dịp hè, các trung tâm giáo dục đều đưa ra những chiến dịch quảng cáo, giảm giá tới 50% các khóa học.

Những tờ rơi màu sắc bắt mắt và những khẩu hiệu “Khám phá những điều mới lạ”, “Phát triển tư duy vượt trội”, “Giáo viên bản ngữ, có trình độ” được tung ra tại nhiều trường từ mầm non đến các trường THPT trong những ngày cuối tháng 5, khi các trường tổ chức họp phụ huynh và bế giảng các khóa học.

Tại cổng trường tiểu học ở quận Tây Hồ, Hà Nội, chị Linh, …

Những ai đang ở trong ký túc xá?

Trong khi sinh viên các trường ngoài công lập ao ước được ở ký túc xá (KTX) thì tại nhiều trường ĐH công lập, một số KTX trở thành nhà cho thuê của nhiều đối tượng không phải sinh viên.

Sinh viên ra ngoài ở, KTX “phần” cho dân

Câu chuyện KTX biến thành chung cư ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội không mới. Nó đã xảy ra và được phản ánh từ năm 2008. Nhưng xem ra, thình hình vẫn chuyển biến chưa nhiều. Qua tìm hiểu được biết, KTX của trường hiện đang có rất nhiều cựu sinh viên ở cùng sinh viên.

Một sinh viên năm thứ 2 cho biết, KTX của trường có nhiều khu, có khu mới xây và có khu đã cũ. Ngoài sinh viên của trường, hiện ở một số khu có những người đã đi làm có thể đến ở.

Nhà …

Học…“tiếng hiếm”, tại sao không?

Teen đang đổ xô đi học tiếng Đức, Ý, Thái, Tây Ban Nha…Có bạn trong đó hông?

1001 lí do học “tiếng hiếm”

“Tiếng hiếm” là cách mà teen nói về những ngoại ngữ chưa phổ biến ở Việt Nam như Ả rập, Lào, Khơ me… Trang Nhung (lớp 10 trường Hàn Thuyên) chen chúc giữa đám đông đến ghi danh tại Trung tâm Ngoại ngữ Đại học KHXH&NV, vừa thấy chúng tôi đã “rủ rê”: “Học tiếng Đức thích lắm nha! Tớ dự định sẽ du học Đức nên phải trang bị sẵn. Học phí ở Đức được chính phủ tài trợ đến 90% lận đó.”

Dự định thi vào Đại học Mỹ thuật và rất mê những tác phẩm nghệ thuật thời Phục hưng, Duy Thanh ( lớp 11 trường Phú Nhuận ) quyết tâm theo học tiếng Ý để có thể tự đọc những tài liệu về …

10 kỹ năng trong phòng thi

Hiện nay, khi các teen khác đang trong kỳ nghỉ hè thoải mái thì teen 9 và teen 12 vẫn đang căng thẳng chuẩn bị cho kỳ thi cuối cấp quan trọng.

Vì thế, ngoài hành trang là kiến thức thì kỹ năng, kinh nghiệm cũng như tâm lý trước khi thi là điều rất quan trọng bởi khi bước vào phòng thi, không phải ai cũng giữ bình tĩnh để hoàn thành bài thi tốt nhất.

Do đó, những “mẹo nhỏ” khi làm bài thi cũng như kỹ năng giữ vững tâm lý là điều cần thiết. TH8X sẽ “mách nhỏ” cho bạn.

Trước khi vào phòng thi, hãy xem sơ lược nội dung đã học: Mọi người thường bảo đừng bao giờ xem lại kiến thức trước khi giờ thi bắt đầu vì sẽ gây “nhiễu” kiến thức và quên đi những kiến thức cơ bản. Điều đó …

Sĩ tử đổ xô đi… xem bói

Trong khi hàng vạn sĩ tử đang miệt mài đèn sách, chờ ngày khăn gói đi thi, không ít học sinh, sinh viên rủ nhau đi xem bói, xin bùa với hy vọng vượt qua được những kỳ thi sắp tới.

Rủ nhau xem bói

Ở tận quận 4 (TP.HCM), nhưng Oanh Trúc “lặn lội” đi qua quận 2, tìm cho ra lão thầy xem tướng số tên Năm có tiếng ở bên kia bờ sông Sài Gòn, để xem chuyện thi cử.

Năm nay, Trúc thi tốt nghiệp THPT, học lực kém.

Trúc tìm đến thầy Năm qua lời giới thiệu của Châu, người từng được nghe “thầy” “phán” về kết quả thi tốt nghiệp năm ngoái. “Thầy” từng phán Châu bị trượt tốt nghiệp, có số lận đận trong việc học hành. Sau kỳ thi tú tài năm 2008, Châu trượt thật, còn niềm tin đối với “thầy” …

Osin đi học

“Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”. Những bạn gái trong bài viết này cũng tin như vậy và đã tự phác thảo “con đường” của mình sau những giờ lao động mệt nhoài – giúp việc nhà (GVN) cho chủ.

Nối lại ước mơ

Vừa tan học, bạn Nguyễn Thị Hợp (lớp 12 TT GDTX Q. Bình Thạnh) vội vã lấy xe, chạy đi đón con chủ nhà nơi bạn đang giúp việc. Chở “cậu chủ” về, Hợp xuống bếp, hâm lại thức ăn mà bạn đã chuẩn bị hồi sáng sớm rồi dọn lên cho cả nhà dùng cơm. Trong khi mọi người nghỉ trưa thì Hợp tranh thủ rửa chén, dọn dẹp nhà cửa, đem quần áo đi giặt…”Năm nay lớp 12, luyện thi đại học vào buổi tối nên mình phải tranh thủ”, Hợp giải thích.

Thu Hương (trái) và Nguyễn Thị Hợp

Cấm sinh viên sử dụng điện thoại trong giảng đường

Nghiêm cấm sinh viên sử dụng điện thoại (kể cả nghe, gọi, nhắn tin), nói lớn tiếng trong giờ học… là những nội quy mới của ĐH Đà Nẵng vừa thông báo tới tất cả sinh viên thuộc các trường thành viên của ĐH này.

Sinh viên vi phạm sẽ bị lập kiểm điểm, trừ điểm rèn luyện cá nhân (Ảnh minh họa: Zing)

Theo đó, nhằm đảm bảo sinh viên ứng xử văn minh ngay giảng đường và trong khuôn viên trường đại học, nội qui nhà trường nghiêm cấm sinh viên sử dụng điện thoại (kể cả nghe, gọi, nhắn tin), nói lớn tiếng gây mất trật tự trong giờ học tại giảng đường.

Trong phạm vi khuôn viên trường học, nghiêm cấm sinh viên hút thuốc lá.

Sinh viên vi phạm sẽ bị lập biên bản kiểm điểm vi phạm, trừ điểm rèn luyện cá nhân ngay …

“Ét – vê” thời khủng hoảng

Ngồi trong phòng trọ, vừa nói chuyện, tay Thủy (SV năm 2, khoa Lịch sử, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội) thoăn thoắt gấp từng tờ giấy ăn cho một nhà hàng nào đấy mà cô vừa nhận để “kiếm đủ tiền rau” sau khi cửa hàng nơi cô làm thêm với mức lương 1,2 triệu hàng tháng vừa đóng cửa.

Gặp Nga (SV năm 2 – ĐH Ngoại thương) ở phố Chùa Bộc, thấy cô vừa cầm trên tay chiếc quần Jean hiệu D&G, vừa hớn hở: “Chiếc quần này trước kia em mua phải đến gần 500.000 đồng chứ chả chơi, vậy mà bây giờ giá chỉ còn một nửa, hàng rẻ thế phải tranh thủ mua ngay”.

Đối với những SV con nhà khá giả, cửa hàng giảm giá là cơ hội “tậu” được thêm hàng “xịn”. Còn với SV nghèo luôn …

“Thiếu gia” đến giảng đường

Xe máy đắt tiền, tủ lạnh, giàn máy vi tính cùng với nhiều thiết bị trong căn phòng trọ rộng 15m2, là những gì mà gia đình trang bị cho cậu con trai từ khi chuyển lên đại học ở TP HCM.

Là tân binh của ĐH Công nghiệp từ khi mới chuyển lên thành phố, Sơn đã được gia đình “đánh” hẳn một chiếc xe con lên “gửi gắm” nhờ một chủ nhà trọ. Là con trai đầu, vốn sống trong sự chiều chuộng của gia đình từ khi mới lớn nên bố mẹ Sơn không yên tâm khi để cậu tự lo liệu và sống chung với bạn bè.

Nhờ người quen trên Sài Gòn, bố cậu đã tìm được một nhà trọ khá tốt cả về cơ sở vật chất lẫn trật tự an ninh và của một nhà chủ có nề nếp. Căn phòng khá rộng …